Hồ sơ xin visa lưu trú ngắn hạn với mục đích thương mại, hội nghị, đào tạo ngắn hạn

Video

Tour khuyến mại
Khách hàng của chúng tôi

Hỗ trợ trực tuyến
  • Hotline
  • 0989 558 738
  • Yahoo 1
  • Yahoo 2
  • Skype 1
  • Skype 2
Lượt truy cập
  • Hôm nay 418
  • Tổng lượt truy cập 4,818,048

Hồ sơ xin visa lưu trú ngắn hạn với mục đích thương mại, hội nghị, đào tạo ngắn hạn

Hồ sơ bao gồm:


1. Hộ chiếu còn hạn 06 tháng đã ký tên

2.Đơn xin visa phải ghi rõ ngày xin visa và phải có chữ ký giống với chữ ký trong hộ chiếu

3.01 tấm hình 4.5cm×4.5cm được chụp trong vòng 6 tháng trở lại.

4.Giấy bảo lãnh của nơi tiếp nhận phía Nhật Bản (01 bản gốc)

※ Người đại diện công ty, tổ chức bảo lãnh hoặc mời phải nằm trong ban quản trị của công ty, tổ chức và có tên trong danh sách hội đồng quản trị được đăng trên Sổ bộ đăng ký pháp nhân của công ty, tổ chức. Trường hợp là công ty có niêm yết trên thị trường chứng khoán Nhật Bản thì người đại diện bảo lãnh hoặc mời có thể ở cấp quản lý trưởng phòng, trưởng xưởng, trưởng bộ phận của công ty.

※ Phần dấu đóng trên giấy tờ bảo lãnh hoặc mời phải là dấu của người đại diện hoặc dấu của công ty, tổ chức. Không chấp nhận dấu cá nhân. Trường hợp công ty, tổ chức không có dấu đóng thì người đại diện có thể ký tên thay thế dấu đóng.

※ Trường hợp nơi người xin visa đang làm việc cử đi công tác trả toàn bộ chi phí công tác hoặc người xin visa chứng minh được có khả năng trả toàn bộ chi phí công tác thì không cần giấy bảo lãnh.

5. Giấy lý do mời (01 bản gốc) của nơi tiếp nhận phía Nhật Bản (ghi mục đích và thời gian mời) (Không chấp nhận bản photo, fax hoặc pdf)

- Đối với pháp nhân khi làm giấy lý do mời, người đứng tên bảo lãnh phải là người đại diện pháp nhân hoặc có tư cách đại diện cho pháp nhân. Trong giấy lý do mời, phần ghi người mời phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, sau tên phải có dấu đóng. Trường hợp là công ty hay tổ chức, thì phải có dấu đóng của công ty, tổ chức hoặc người có tư cách đại diện pháp nhân.

※ Người đại diện công ty, tổ chức bảo lãnh hoặc mời phải nằm trong ban quản trị của công ty, tổ chức và có tên trong danh sách hội đồng quản trị được đăng trên Sổ bộ đăng ký pháp nhân của công ty, tổ chức. Trường hợp là công ty có niêm yết trên thị trường chứng khoán Nhật Bản thì người đại diện bảo lãnh hoặc mời có thể ở cấp quản lý trưởng phòng, trưởng xưởng, trưởng bộ phận của công ty.

※ Phần dấu đóng trên giấy tờ bảo lãnh hoặc mời phải là dấu của người đại diện hoặc dấu của công ty, tổ chức. Không chấp nhận dấu cá nhân. Trường hợp công ty, tổ chức không có dấu đóng thì người đại diện có thể ký tên thay thế dấu đóng.

6.Chương trình lưu trú (01 bản)

  • Phải ghi rõ ngày giờ đến Nhật, ngày giờ về, số chuyến bay, sân bay và chương trình hoạt động phải rõ ràng, phải ghi rõ địa chỉ lưu trú (địa chỉ, số điện thoại)
  • Chương trình lưu trú phải ghi rõ từng ngày một, tuy nhiên trường hợp các hoạt động liên tục giống nhau thì ở phần ngày tháng năm có thể ghi: từ ngày … tháng … năm ~ đến ngày .. tháng .. năm
  • Trường hợp đào tạo ngắn hạn, phải ghi rõ chi tiết chương trình đào tạo, nơi đào tạp, người chịu trách nhiệm hướng dẫn, có hay không đào tạo thực tập, có hay không tiền phí trợ cấp đào tạo từ phía công ty tiếp nhận cho người được đào tạo.
  • Lưu ý quan trọng: Lưu trú với mục đích đào tạo ngắn hạn có những điều kiện nhất định, vui lòng tham khảo phần chú ý đối với trường hợp đào tạo ngắn hạn bên dưới.

7.Một trong các hồ sơ sau của nơi tiếp nhận phía Nhật Bản (tài liệu giới thiệu về công ty)

  1. Sổ bộ đăng ký pháp nhân (tokibo) (bản gốc)
  2. Bản in trang web của công ty
  3. Pamphlet giới thiệu về công ty
  4. Photocopy trang của công ty trong sách báo cáo 4 quý các công ty niêm yết.

※ Trường hợp người mời là cá nhân (giáo sư các trường đại học) thì có thể thay thế các hồ sơ nói trên bằng giấy chứng nhận nghề nghiệp.

8.Tài liệu chứng minh mối quan hệ giữa công ty mời và công ty của người được mời:

- Các tài liệu công khai giới thiệu mối quan hệ của các công ty cùng tập đoàn (bản in trang web hoặc pamphlet).

- Tài liệu chứng mình quan hệ thương mại giữa các công ty (hợp đồng mua bán, B/L v.v.)

- Thư mời gửi người xin visa (dành cho trường hợp chưa có quan hệ thương mại). Lưu ý, thư mời này không phải là Giấy lý do mời ở mục 5 nói trên.

9.Hợp đồng lao động của người xin visa với nơi đang làm việc hoặc quyết định cử đi công tác, giấy phái cử (ghi rõ nội dung công việc tại Nhật, nơi viếng thăm và chương trình dự định và việc chi trả chi phí cho chuyến đi)

Trường hợp người xin visa là người tự kinh doanh thì nộp giấy đăng ký kinh doanh (bản copy)

 

Các điểm lưu ý:


※ Người đại diện công ty, tổ chức bảo lãnh hoặc mời phải nằm trong ban quản trị của công ty, tổ chức và có tên trong danh sách hội đồng quản trị được đăng trên Sổ bộ đăng ký pháp nhân của công ty, tổ chức. Trường hợp là công ty có niêm yết trên thị trường chứng khoán Nhật Bản thì người đại diện bảo lãnh hoặc mời có thể ở cấp quản lý trưởng phòng, trưởng xưởng, trưởng bộ phận của công ty.

※ Phần dấu đóng trên giấy tờ bảo lãnh hoặc mời phải là dấu của người đại diện hoặc dấu của công ty, tổ chức. Không chấp nhận dấu cá nhân. Trường hợp công ty, tổ chức không có dấu đóng thì người đại diện có thể ký tên thay thế dấu đóng.

Lưu ý trường hợp đào tạo thực tập

Đối với trường hợp đào tạo thực tập, tùy thuộc vào nội dung thực tập có thể không áp dụng loại visa lưu trú ngắn hạn (tham khảo mục (1) và (2) dưới đây), do vậy trường hợp này đề nghị liên hệ với Cục hoặc Chi Cục Quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản và giải thích rõ nội dung đào tạo để biết có cần phải xin giấy tư cách lưu trú hay không.

Trường hợp xin visa với mục đích đào tạo ngắn hạn, đề nghị xuất trình hồ sơ liên quan đến lịch trình đào tạo, nơi đào tạo và mục đích đào tạo.

  1. Trường hợp sản phẩm thực tập sinh sản xuất ra (hoặc dịch vụ cung cấp) được đưa ra thị trường mà công ty tiếp nhận có doanh thu.
  2. Trường hợp công ty tiếp nhận sẽ trả chi phí lưu trú và trợ cấp đào tạo cho thực tập sinh (nếu nơi người xin visa đang làm việc cử đi công tác trả toàn bộ chi phí công tác thì không có vấn đề gì).

Trong các trường hợp này, mặc dù thời gian lưu trú là ngắn hạn thì cũng không áp dụng vào loại visa lưu trú ngắn hạn.

Giải thích về hình thức đào tạo thực tập:

Đào tạo thực tập là hình thức đào tạo mà công ty tiếp nhận sẽ nhận thực tập sinh vào dây chuyền sản xuất như nhân viên của công ty, trên thực tế vừa sản xuất vừa học nghề; còn ở cửa hàng thì vừa bán hàng vừa học bí quyết buôn bán, làm việc dưới hình thức cung cấp dịch vụ để học kỹ thuật kỹ năng, kiến thức.