Từ ngày 1/7/2013, Nhật Bản bắt đầu thực hiện việc cấp thị thực lưu trú ngắn hạn nhiều lần cho công dân Việt Nam với mục đích phát triển giao lưu hơn nữa với Việt Nam. Tiếp đó, sau khi xem xét tình hình thực tế, Nhật Bản quyết định nới lỏng đối tượng cấp, điều kiện cấp và một phần hồ sơ cần thiết khi xin cấp thị thực v.v. đối với loại thị thực lưu trú ngắn hạn nhiều lần kể từ ngày 30/9/2014, đối tượng cấp v.v. của loại thị thực lưu trú ngắn hạn nhiều lần này được hướng dẫn như dưới đây.
Ngoài Việt Nam, qui chế nới lỏng này còn được thực hiện tương tự và đồng thời với công dân In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin.
1. Đối tượng cấp
Công dân Việt Nam mang hộ chiếu phổ thông đọc bằng máy theo tiêu chuẩn ICAO (Tên viết tắt của Cơ quan Hàng không dân dụng quốc tế - International Civil Aviation Organization) hoặc hộ chiếu điện tử IC có mong muốn được cấp thị thực nhiều lần với mục đích tiến hành các hoạt động phù hợp với loại tư cách “Lưu trú ngắn hạn” qui định trong “Luật quản lý xuất nhập cảnh và chấp nhận tị nạn” ở Nhật Bản (Bao gồm cả trường hợp công dân Việt Nam sinh sống hợp pháp, lâu dài tại nước thứ ba ngoài lãnh thổ Việt Nam và tiến hành xin cấp thị thực tại Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của Nhật Bản (Đại Sứ Quán, Tổng Lãnh Sự Quán Nhật Bản v.v.) tại nước sở tại).
2. Điều kiện cấp (Người phù hợp với một trong những điều kiện dưới đây)
- Người có quá khứ đã từng đến Nhật Bản với mục đích lưu trú ngắn hạn trong vòng 03 năm gần đây, trong thời gian nhập cảnh và lưu trú tại Nhật Bản không có bất kì vấn đề gì như vi phạm pháp luật Nhật Bản v.v., đồng thời có đủ khả năng chi trả chi phí cho chuyến đi như chi phí nhập cảnh, chi phí lưu trú tại Nhật Bản v.v..
- Người có quá khứ đã từng đến Nhật Bản với mục đích lưu trú ngắn hạn trong vòng 03 năm gần đây, trong thời gian nhập cảnh và lưu trú tại Nhật Bản không có bất kì vấn đề gì như vi phạm pháp luật Nhật Bản v.v., đồng thời có quá khứ nhiều lần đã từng đến các nước G7 (Trừ Nhật Bản) trong cùng thời gian 03 năm gần đây với mục đích lưu trú ngắn hạn.
- Người có đủ năng lực kinh tế
- Vợ/chồng hoặc con của người ở mục trên
3. Phân loại thị thực được cấp và thời hạn lưu trú
Phân loại thị thực: Lưu trú ngắn hạn
Loại hình: Thị thực nhiều lần
Thời hạn lưu trú: 15 ngày hoặc 30 ngày
Thời hạn hiệu lực: Tối đa 05 năm
4. Hồ sơ cần thiết
*Bất kể trường hợp nào từ mục (1) đến mục (4) dưới đây khi tiến hành xin cấp thị thực tại Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của Nhật Bản (Đại Sứ Quán, Tổng Lãnh Sự Quán Nhật Bản v.v.) ở nước thứ ba ngoài lãnh thổ Việt Nam thì ngoài các tài liệu dưới đây đều cần xuất trình tài liệu có thể chứng minh rằng người xin cấp thị thực có tư cách lưu trú dài hạn hợp pháp tại nước sở tại.
(1) Người có quá khứ đã từng đến Nhật Bản với mục đích lưu trú ngắn hạn trong vòng 03 năm gần đây đồng thời có đủ khả năng chi trả chi phí cho chuyến đi.
a. Đơn xin cấp visa (Có dán ảnh)
b. Hộ chiếu (Hộ chiếu phổ thông đọc bằng máy theo tiêu chuẩn ICAO hoặc hộ chiếu điện tử IC)
c. Tài liệu chứng minh quá khứ đã từng đến Nhật Bản với mục đích lưu trú ngắn hạn trong vòng 03 năm gần đây (Hộ chiếu hiện tại hoặc hộ chiếu cũ và bản photocopy)
d. Giấy chứng nhận thu nhập của người xin cấp thị thực do cơ quan nhà nước cấp, Giấy xác nhận số dư tiền gửi ngân hàng hoặc Sổ tiết kiệm (Trường hợp là Sổ tiết kiệm, phải xuất trình bản gốc và nộp bản photocopy)
e. Giấy chứng nhận công việc
f. Bản giải trình lý do cần thiết xin cấp thị thực nhiều lần.
(2) Người có quá khứ đã từng đến Nhật Bản với mục đích lưu trú ngắn hạn trong vòng 03 năm gần đây đồng thời có quá khứ nhiều lần đã từng đến các nước G7 (Trừ Nhật Bản) trong cùng thời gian 03 năm gần đây với mục đích lưu trú ngắn hạn.
a.Đơn xin cấp visa (Có dán ảnh)
b. Hộ chiếu (Hộ chiếu phổ thông đọc bằng máy theo tiêu chuẩn ICAO hoặc hộ chiếu điện tử IC)
c. Tài liệu chứng minh quá khứ đã từng đến Nhật Bản với mục đích lưu trú ngắn hạn trong vòng 03 năm gần đây (Hộ chiếu hiện tại hoặc hộ chiếu cũ và bản photocopy)
d. Tài liệu chứng minh có quá khứ nhiều lần đã từng đến các nước G7 (Trừ Nhật Bản) trong cùng thời gian 03 năm gần đây với mục đích lưu trú ngắn hạn (Hộ chiếu hiện tại hoặc hộ chiếu cũ và bản photocopy)
e. Giấy chứng nhận công việc
f. Bản giải trình lý do cần thiết xin cấp thị thực nhiều lần.
(3) Người có đủ năng lực kinh tế
a. Đơn xin cấp visa (Có dán ảnh)
b. Hộ chiếu (Hộ chiếu phổ thông đọc bằng máy theo tiêu chuẩn ICAO hoặc hộ chiếu điện tử IC)
c. Giấy chứng nhận thu nhập của người xin cấp thị thực do cơ quan nhà nước cấp, Giấy xác nhận số dư tiền gửi ngân hàng hoặc Sổ tiết kiệm (Trường hợp là Sổ tiết kiệm, phải xuất trình bản gốc và nộp bản photocopy). Ngoài ra, Giấy chứng nhận tài sản thừa kế, Hợp đồng mua bán cho thuê nhà, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận về bất động sản v.v. trong trường hợp thấy cần thiết (Trường hợp không thể nộp bản gốc, có thể xuất trình bản gốc và nộp bản photocopy).
d. Giấy chứng nhận công việc
e. Bản giải trình lý do cần thiết xin cấp thị thực nhiều lần.
(4) Vợ/chồng hoặc con của người ở mục (3)
a. Đơn xin cấp visa (Có dán ảnh)
b. Hộ chiếu (Hộ chiếu phổ thông đọc bằng máy theo tiêu chuẩn ICAO hoặc hộ chiếu điện tử IC)
c. Một trong các tài liệu sau có thể chứng minh mối quan hệ gia đình (Vợ/chồng và/hoặc con) (Xuất trình bản gốc và nộp bản photocopy)
+ Sổ hộ khẩu
+ Giấy chứng nhận kết hôn / Giấy khai sinh
d. Tài liệu như mục c. và d. của mục (3) liên quan đến người phụng dưỡng là người có đủ năng lực kinh tế (Trường hợp không xin cấp thị thực cùng với người ở mục (3))
e.Bản giải trình lý do cần thiết xin cấp thị thực nhiều lần.
5. Tham khảo: Khái quát về Qui chế nới lỏng thị thực
(1) Mở rộng cơ quan tiếp nhận hồ sơ
Với qui chế trước đây thì đối tượng được cấp thị thực nhiều lần chỉ giới hạn “Là công dân Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam và tiến hành xin cấp thị thực tại Đại Sứ Quán Nhật Bản tại Việt Nam hoặc Tổng Lãnh Sự Quán Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh”, tuy nhiên với qui chế nới lỏng mới này thì công dân Việt Nam sinh sống tại nước thứ ba ngoài lãnh thổ Việt Nam (Cần có tư cách lưu trú dài hạn tại nước sở tại) cũng trở thành đối tượng cấp, hơn nữa có thể tiến hành xin cấp thị thực nhiều lần này tại tất cả các Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của Nhật Bản (Đại Sứ Quán Nhật Bản hoặc Tổng Lãnh Sự Quán Nhật Bản v.v.) có tiếp nhận hồ sơ xin cấp thị thực.
(2) Nới lỏng điều kiện quốc tịch của gia đình (Vợ/chồng và/hoặc con)
Đối với “Người có đủ năng lực kinh tế”
(3) Nới lỏng quá khứ nhiều lần đã từng đến Nhật Bản v.v. (Mở rộng đối tượng)
Với qui chế trước đây thì yêu cầu “Đã từng đến Nhật Bản nhiều lần với mục đích lưu trú ngắn hạn trong vòng 03 năm gần đây” (Ngoài ra, cũng cần có đủ khả năng chi trả chi phí cho chuyến đi) là một điều kiện cấp thị thực, tuy nhiên, với qui chế nới lỏng mới này thì đã từng đến Nhật Bản có nghĩa là chỉ 01 lần cũng đủ điều kiện. Thêm vào đó, “Người đã từng đến Nhật Bản 01 lần trở lên với mục đích lưu trú ngắn hạn trong vòng 03 năm gần đây, đồng thời có quá khứ nhiều lần đã từng đến các nước G7 (Trừ Nhật Bản) trong cùng thời gian 03 năm gần đây với mục đích lưu trú ngắn hạn (Thay thế cho năng lực chi trả chi phí cho chuyến đi)” cũng là đủ điều kiện.
(4) Nới lỏng điều kiện hồ sơ
Với qui chế trước đây thì “Người đang đi làm có đủ năng lực kinh tế” là một trong số đối tượng được cấp, tuy nhiên với qui chế nới lỏng mới này thì có sự nới lỏng về điều kiện công việc nên chỉ cần là “Người có đủ năng lực kinh tế”, đồng thời, về tài liệu chứng minh có đủ năng lực kinh tế thì ngoài Giấy chứng nhận thu nhập có ghi tổng thu nhập năm v.v. như trước đây thì với qui chế nới lỏng mới này cũng chấp nhận cả tài liệu chứng minh sở hữu tài sản tương đương.
(5) Gia tăng thời hạn hiệu lực của thị thực
Trước đây, thời hạn hiệu lực của thị thực là 01 năm hoặc 03 năm nhưng với qui chế nới lỏng mới này thì thời hạn hiệu lực tối đa là 05 năm (Cũng có trường hợp thời hạn hiệu lực là 03 năm 01 năm tùy vào kết quả xét duyệt).
(6) Gia tăng thời hạn lưu trú
Trước đây, thời hạn có thể lưu trú cho mỗi lần nhập cảnh là “15 ngày”, tuy nhiên với qui chế mới này thì sẽ là “15 ngày hoặc 30 ngày” tùy từng nội dung xin cấp thị thực