Con tàu siêu tốc màu trắng có hình dáng đầu đạn, lao vun vút là hình ảnh điển hình mà mỗi du khách đều mơ ước được trải nghiệm khi tới Nhật Bản.
Shinkansen là hệ thống đường sắt cao tốc nổi tiếng của Nhật Bản được đưa vào sử dụng từ năm 1964. Những chuyến tàu shinkansen chạy trên đệm từ với tốc độ trên 250 km/h nối liền các thành phố lớn của Nhật Bản và các đảo đã trở thành một trong những biểu tượng của sự phát triển công nghệ mạnh mẽ của đất nước mặt trời mọc.
Bán có thể mua vé tại các khu vực "Midori no mado" (みどりの窓口). Khu vực này thường rất đông nên nếu loại vé bạn cần có thể mua bằng máy bán hàng tự động thì nên tận dụng. Cũng có trường hợp có thể mua vé Shinkansen bằng máy bán hàng tự động. Khi mua vé ở “Midori no Mado” bạn phải nói rõ điểm khởi hành, điểm đến; loại tàu (Nozomi, Hikari hay Kodama); số người (trẻ con/người lớn); khoang hút thuốc/không hút thuốc; chỗ ngồi chỉ định/tự do.
Cũng có trường hợp khi bạn vừa nói muốn mua vé, nhân viên phòng bán vé sẽ đưa cho bạn một bảng đăng ký, bạn chỉ cần viết vào đó thông tin của bạn: tuyến tàu, loại vé…, sau đó nhân viên sẽ xử lý rồi bán vé cho bạn. Trên tàu sẽ có khu vực ghế ngồi không hút thuốc và khu vực hút thuốc riêng biệt, vì thế khi mua vé bạn phải để ý kỹ.
Hành trình trên tuyến Tokaido và Sanyo Shinkansen từ ga Tokyo qua các ga Shizuoka, Nagoya, Kyoto, Osaka, Kobe, Okayama, Hiroshima, kết thúc ở Hakata có chi phí là 35.000 Yên /người lớn và 17.500 Yên/trẻ em (từ 6 đến 12 tuổi).
Hình ảnh ở trên minh họa cho loại vé đặt chỗ trước dành cho tàu nhanh đặc biệt, chặng từ Tokyo đến Shin-Osaka, khởi hành vào ngày 25/4 lúc 6h và đến nơi lúc 8h30, tàu số 1, toa số 6, hàng ghế C, ghế số 6, khoang không dành cho người hút thuốc, giá vé là 6.210 Yên.
Tuyến tàu shinkansen được đi nhiều nhất và quan trọng nhất trong nước là tuyến Tokaido Shinkansen nối Tokyo với Nagoya, Kyoto với Osaka. Tuyến này sau đó được tiếp tục xuất phát từ Osaka đến Okayama, Hiroshima và Fukuoka (ga Hakata) bằng tàu Shinkansen Sanyo, sau đó đến Kumamoto và Kagoshima bằng tàu Kyushu Shinkansen.
Hai tàu này là nhanh nhất, chỉ dừng đỗ ở những thành phố lớn. Nozomi là tàu chính được chạy xuyên suốt các tuyến Tokaido và Sanyo Shinkansen, nhưng một số tàu Nozomi khác lại chỉ chạy giữa Tokyo và Osaka. Một chuyến hành trình liền một mạch trên tàu Nozomi từ Tokyo đến Osaka sẽ mất 2 tiếng 30 phút, trong khi đó những chuyến đi từ Tokyo đến Fukuo mất đến 5 tiếng. Tại Fukuoka có thể sẽ phải chuyển từ tàu Nozomi sang tàu Kyushu Shinkansen, như vậy đi từ Tokyo đến Kumamoto mất 6 tiếng, còn tổng cộng từ Tokyo đến Kagoshima thì khoảng 7 tiếng.
Mặt khác, tàu Mizuho chỉ cung cấp dịch vụ trên các tuyến Sanyo và Kyushu shinkasen chạy giữa Osaka và Kagoshima, với hai chuyến khứ hồi hàng ngày vào buổi sáng và buổi tối. Tàu Mizuho chạy từ Osaka đến Kumamoto trong vòng 3 tiếng, và từ Osaka đến Kagoshima trong vòng 3 tiếng 45 phút.
Bạn sẽ phải đóng thêm phụ phí ngoài phần phí tàu Shinkansen, và tất cả các toa trừ 3 toa trên tàu đều bắt buộc phải đặt chỗ trước. Đáng chú ý hơn cả đối với khách du lịch là vé Japan Rail Pass không có giá trị trên tàu Nozomi và Mizuho.
Nếu bạn đi tàu Hikari hoặc Sakura bằng Japan Rail Pass, bạn sẽ cần phải chuyển tàu ít nhất một lần trong cuộc hành trình. Đối với những hành trình trên tuyến Tokaido và Sanyo Shinkasen, Shin-Osaka là điểm tốt nhất để chuyển tàu, hoặc có thể lựa chọn thêm Shin-Kobe, Okayama hay Himeji.
Đi từ Tokyo trên hai tàu này bạn có thể đến Osaka trong vòng 3 tiếng, Fukuoka trong vòng 6 tiếng, Kumamoto trong vòng 7 tiếng và Kagoshima trong 8 tiếng. Từ Osaka bạn có thể đến Fukuoka trong vòng chưa đầy 3 tiếng, Kumamoto trong 3 tiếng rưỡi và Kagoshima trong 4 tiếng 15 phút.
Những tàu này cũng cho phép dùng Japan Rail Pass và dừng đỗ ở mọi ga shinkansen trên đường đi. Tàu Kodama trên tuyến Tokaido Shinkansen thường chạy từ Tokyo đến Osaka, hoặc từ Tokyo đi Nagoya. Những tàu Kodama khác chạy trên tuyến San’yo Shinkansen, còn tàu Tsubame chỉ chạy trên tuyến Kyushu Shinkansen giữa Fukuoka, Kumamoto và Kagoshima. Trong khi những tàu Kodama Tokaido hoạt động hết công suất 16 toa thì những tàu Kodama Sanyo có thể có 16, 8 hoặc 6 toa, và những tàu Tsubame Kyushu có 6 hoặc 8 toa. Hãy kiểm tra lại chỉ dẫn trên sân ga để lên tàu tại đúng bến.
- Không nên mang quá nhiều hành lý cồng kềnh bởi bạn sẽ không có nhiều không gian để cất chúng. Hãy mang theo loại balô hay vali gọn nhỏ còn vali to thì sử dụng dịch vụ Takuhaibin tại hầu hết các khách sạn để gửi về điểm đến tiếp theo mà mình sẽ lưu trú.
- Các nhà ga lớn đều có nhiều ngôn ngữ bên cạnh tiếng Nhật. Nếu bạn không tìm được đúng sân ga, đừng ngần ngại đưa vé cho các nhân viên và họ sẽ tận tình chỉ dẫn cho bạn đến đúng nơi.
- Tại nhà ga chính Shinjuku ở Tokyo luôn đông đúc và phức tạp. Mỗi khi bạn cần đi đâu nên chắc chắn bằng cách hỏi lại các nhân viên để không lên nhầm tàu. Mỗi khi phải đổi tàu, hãy xác định đúng nơi bạn xuống rồi sau đó lên đúng chuyến.
- Hãy mua loại vé mà thời gian giữa hai chặng tàu đừng quá gần nhau vì bạn sẽ mất thời gian đi tìm hoặc vận lộn với những ký tự tiếng Nhật phức tạp ở các ga nhỏ.
- Tại một số nhà ga như Tokyo, Shinagawa, Shin-Yokohama, Nagoya, Kyoto và Shin-Osaka đều có wifi miễn phí từ ngay lối vào, thậm chí là trong khu vực chờ tàu. Bạn chỉ cần bật wifi, chọn JR-Central_FREE vào web rồi nhập địa chỉ email là thiết bị di động của bạn có thể lướt web thỏa thích. Lưu ý là cứ 30 phút hệ thống lại bắt bạn tái đăng nhập một lần, ngoài ra thì thời gian online là không giới hạn.
- Một vài Shinkansen có khoang hút thuốc vì vậy cần lưu ý khi đặt vé để tránh chọn nhầm khoang. Đặc biệt là vào mùa cao điểm du lịch, sẽ rất khó để đổi sang khoang thường.
- Du lịch ở Nhật Bản khá an toàn, bạn không cần phải khư khữ giữ hành lý của mình như tại nhiều quốc gia khác. Hầu hết các nhà ga cũng có dịch vụ tủ khóa giúp du khách không bị vướng bận khi khám phá thành phố.
Trần Quỳnh