Đầu tàu Series L0 dài khoảng 28m trong đó phần mũi tàu khí động lực dài gần 15m có tác dụng hạn chế lực cản của không khí, tương tự với các loại tàu cao tốc hiện tại. Mỗi đoàn tàu sẽ bao gồm 16 toa với sức chứa 1.000 hành khách và vận tốc di chuyển lên đến 499km/giờ. Được biết con tàu sẽ được được nâng lên, dẫn lái và đẩy tới bởi lực từ trên đường ray chuyên dụng. Và nhờ không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa đường ray với tàu (chỉ còn lực ma sát giữa con tàu và không khí) nên tàu đệm từ có khả năng di chuyển với vận tốc rất cao, tiêu tốn ít năng lượng, giảm tiếng ồn và thân thiện với môi trường hơn so với các chuyến bay nội địa ở Nhật. Công ty JR Tokai thông báo kế hoạch nâng độ dài đường ray lên gấp đôi tại Trung tâm phát triển Tsuru và tiến hành thêm các cuộc thử nghiệm. Giám đốc Trung tâm phát triển Tsuru – Yasukazu Endo cho biết: “Qua quá trình thử nghiệm, chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng nhằm đảm bảo thế hệ tàu đệm từ mới hoạt động khi chính thức đưa ra thị trường”.
Được biết tàu cao tốc shinkansen của Nhật mất 90 phút để chạy từ Tokyo đến Nagoya nhưng khi tàu cao tốc đệm từ Series L0 chính thức đi vào hoạt động (năm 2027) thì khoảng thời gian này sẽ được thu ngắn còn 40 phút. Và trong tương lai, Nhật Bản sẽ đầu tư khoảng 64 tỷ Đô la Mỹ để mở rộng tuyến đường tàu đệm từ đến thành phố Osaka vào năm 2045.
Hiện tại thì shinkansen (hoạt động vào năm 1964) vẫn được xem như hệ thống vận tải công cộng tốt nhất thế giới và là niềm tự hào của đất nước Mặt trời mọc. Tuy nhiên, Nhật Bản có lẽ sẽ sớm triển khai ngay hệ thống tàu đệm từ trên toàn lãnh thổ khi các thử nghiệm đạt đến độ hoàn hảo và an tòan cao nhất.
Tàu cao tốc đệm từ Series L0 chỉ 40 phút để chạy từ Tokyo đến Nagoya ( ảnh minh họa)
Để đạt được tốc độ lên đến 500 km/s, con tàu sẽ được được nâng lên, dẫn lái và đẩy tới bởi lực từ trên đường ray chuyên dụng.
Tàu đệm từ (tiếng Anh: Magnetic levitation transport, hay maglev) là một phương tiện chuyên chở được nâng lên, dẫn lái và đẩy tới bởi lực từ hoặc lực điện từ. Phương pháp này có thể nhanh và tiện nghi hơn các loại phương tiện công cộng sử dụng bánh xe, do giảm ma sát và loại bỏ các cấu trúc cơ khí. Tàu đệm từ có thể đạt đến tốc độ ngang với máy bay sử dụng động cơ cánh quạt hay phản lực; tức là tới khoảng 500 đến 580 km/h. Tàu đệm từ đã được sử dụng trong thương mại từ 1984. Tuy nhiên, các giới hạn về khoa học và kinh tế đã cản trở sự phát triển của kỹ thuật mới này.
Kỹ thuật nâng bằng lực từ không có gì trùng lặp với kỹ thuật tàu sử dụng bánh xe và do vậy không tương thích với đường ray xe lửa truyền thống. Do không sử dụng chung các cơ sở hạ tầng đang hiện có, tàu đệm từ phải được thiết kế với một hệ thống giao thông hoàn toàn mới. Thuật ngữ “tàu đệm từ” không chỉ đơn thuần chỉ đến phương tiện chuyên chở mà còn bao gồm cả sự tương tác giữa tàu và đường ray; mỗi cái được thiết kế đặc biệt tương thích lẫn nhau để tạo ra lực nâng và điều khiển chính xác việc nâng lên và đẩy tới bằng lực điện từ.
Ứng dụng thương mại đầu tiên trên thế giới của tàu đệm từ cao tốc là tuyến thử nghiệm ở Thượng Hải vận chuyển hành khách trên quãng đường dài 30 km từ thành phố đến sân bay chỉ trong 7 phút 20 giây (tốc độ cao nhất là 431 km/h, tốc độ trung bình 250 km/h). Các dự án tàu đệm từ khác trên thế giới đang được nghiên cứu về tính khả thi.
Nguồn: Telegraph