Maccha (まっちゃ): Người ta hái những lá trà non đem đi rửa sạch, phơi ráo nước và xay nhuyễn thành bột. Vì thế trà có màu xanh tươi và độ ẩm nhất định chứ không khô như các loại trà lá. Khi uống, bột trà được đánh tan với nưới sôi.
Diệp trà: trà nguyên lá, pha trong ấm, lấy tinh chất, bỏ xác. Thường sử dụng loại trà cho nước màu vàng tươi hay màu xanh nhẹ.
Phụ liệu: ngoài nguyên liệu chính là trà bột hay trà lá, người pha chế còn cho thêm một số thảo dược, các loại củ quả phơi khô, đậu để làm tăng thêm hương vị cho chén trà, hay quan trọng hơn là mang tính trị liệu, rất có lợi cho sức khỏe, giúp người bệnh mau hồi phục thể chất lẫn tinh thần.
Nước pha trà: thường là nước suối, nước giếng, nước mưa, hay nước đã qua khâu tinh lọc.
Siêu và Lò đun nước (お釜 & 焜炉): Siêu dùng đun nước sôi để pha trà, thường được làm bằng gang hoặc đồng. Lò thường chế tác bằng Gang, Đồng hoặc đất nung, dùng than để nấu. Ngày nay người Nhật đã thay than bằng một bếp điện để bên trong lò.
Hũ đựng nước (水差し): dùng để đựng nước lạnh khi pha trà.
Chén trà (茶碗): chén dùng để đựng trà cho khách thưởng thức. Chén được làm bằng gốm, công phu, tỉ mỉ và mỗi chén có những họa tiết độc đáo riêng. Trong một tiệc trà, không có hai chén giống nhau. Các nghê nhân làm chén cũng đưa chủ đề thiên nhiên, thời tiết vào trong tác phẩm của mình, vậy nên có thể dùng chén phù hợp cho 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Mùa Xuân: chén có những hoa văn mùa xuân như hoa Anh Đào.
Mùa Hạ: là mùa nóng nên chén trà có độ cao thấp hơn, miệng rộng hơn chén trà mùa xuân để dễ thoát hơi nóng.
Mùa Thu: chén có hình dạng giống chén mùa xuân, có hoa văn đặc trưng cho mùa thu như lá Phong, lá Momizi.
Mùa Đông: là mùa lạnh nên chén có độ dày và cao hơn các chén mùa khác để giữ nóng lâu hơn. Màu sắc của men cũng mang gam màu lạnh.
Kensui (建水): đựng nước rửa chén khi pha trà, được làm bằng gốm hoặc đồng và to hơn chén trà một chút.
Hũ, lọ đựng trà (なつめ): hũ, lọ dùng để đựng trà bột, được trang trí họa tiết rất đẹp, gần gũi với cuộc sống sinh hoạt nhưng cũng mang tính thẫm mỹ cao. Trên nắp hũ, đôi khi bắt gặp hình quạt giấy, hình hoa lá, Tre, Trúc,…
Khăn Fukusa (ふくさ): khăn lau hủ, lọ trà và muỗng trà khi pha trà.
Khăn Chakin (茶巾): khăn lau chén trà khi pha trà, được làm bằng vải mùng màu trắng.
Khăn Kobukusa (こぶくさ): khăn dùng để kê chén trà. Khi đem trà cho khách thưởng thức, dùng khăn để lên tay, đặt chén trà lên mang cho khách.
Muỗng múc trà (茶杓): chiếc muỗng bằng tre hoặc bằng gỗ, dài, một đầu uốn cong để múc trà.
Gáo múc nước (柄杓): chiếc gáo bằng tre, nhỏ, dài để múc nước từ trong siêu nước, hũ đựng nước ra chén trà.
Cây đánh trà (茶筅): dùng để đánh tan trà với nước sôi. Được làm từ tre, ống tre được chẻ nhỏ một đầu thành nhiều cọng tre có kích thước nhỏ khoảng 1mm.
Ấm trà: để pha diệp trà
Chén trà nhỏ: để thưởng thức diệp trà.
Bánh ngọt: dùng bánh trước khi uống trà sẽ làm cho khách cảm nhận hương vị đậm đà đặc sắc của trà.