Văn hóa của mỗi quốc gia luôn là phần linh hồn của quốc gia đó, nó được xây dựng trong suốt tiến trình hình thành và phát triển của mỗi dân tộc, vì thế nó giải thích tại sao mỗi đất nước lại có một nền văn hóa khác nhau. Văn hóa Nhật Bản cũng mang những đặc trưng riêng biệt của nó, biểu tượng cho sức mạnh tinh thần của con người Nhật Bản.du lịch nhật bảnVăn hóa Nhật Bản là sự quan tâm lớn của không những là các bạn muốn đến sinh sống và học tập tại Nhật mà nó còn là một chủ để nghiên cứu trong nhiều trường đại học hiện nay. Tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản là câu chuyện của không riêng gì những người yêu mến Nhật Bản mà còn cho ai tò mò khám phá đất nước nghèo tài nguyên nhưng giàu sức mạnh con người, giàu tinh thần võ sĩ đạo này.
Trong phạm vi bài viết này chúng ta sẽ không nêu ra những thành tựu cụ thể mà chỉ thông qua những thành tựu mà Nhật Bản đã đạt được để làm rõ xem văn hóa Nhật Bản đóng vai trò như thế nào trong toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của đất nước này.
Văn hóa Nhật Bản đặc trưng bởi tinh thần võ sĩ đạo.
Văn hóa nhật bản thể hiện trong thời kỳ chiến tranh.
Nhật Bản, quốc gia bại trận trong Thế chiến thứ hai, đất nước không những không nhận được những ưu đãi mà còn phải hứng chịu bao nhiêu thảm họa khủng khiếp từ thiên nhiên. Sự tàn phá của chiến tranh, của thiên tai đã làm Nhật Bản nhiều lần phải đối mặt với biết bao khó khăn và thử thách, thế nhưng thực tế chứng minh họ vẫn phát triển không ngừng. Một phần bí ẩn của sự hồi sinh vươn lên không ngờ ấy chính là nền văn hóa Nhật Bản, yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh nội sinh, một động lực quan trọng thúc đẩy mọi bước đi của Nhật Bản. Hãy cùng tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản để hiểu vì sao người Nhật có thể tạo nên sự đoàn kết, uy tín và sức mạnh phi thường đến khó tin.
Vấn đề giai cấp trong xã hội ảnh hưởng tới văn hóa nhật bản.
Một sự khác biệt rất lớn trong văn hóa Nhật Bản củng chính bởi sự phân hóa giai cấp trong xã hội. Quý tộc, võ sĩ và nông dân, thợ thủ công là ba tầng lớp chính trong xã hội Nhật Bản. Có thể đó cũng là nguyên nhân làm cho tư tưởng của đạo võ ăn sâu và thấm nhuần trong lối suy nghĩ của người Nhật khi mà võ sĩ trở thành một bộ phận chính trong xã hội. Sức mạnh tinh thần xuất phát từ nền văn hóa Nhật Bản đã tạo nên một nguồn nội lực vô tận cho toàn dân tộc Nhật chống chọi với bao khốc liệt và vươn lên không ngừng.
Giáo lý của võ đạo học trong văn hóa Nhật Bản rèn luyện cho con người những đức tính quan trọng và căn bản nhất mà người võ sĩ phải rèn luyện. Đó là tính ngay thẳng, trung thực và dũng cảm. Những đức tính này trong văn hóa Nhật Bản đặc trưng bởi hình ảnh những người võ sĩ chiến đấu không ngừng ngại, biết lúc nào cần phải sống, khi nào cần phải chết, sẵn sàng xông pha và xả thân mình trong mọi hòan cảnh. Đó là sự chân thành, nhân từ và đức lễ phép. Chân thành đi kèm với lễ phép, bởi sự tôn trọng chỉ khi xuất phát một cách chân thực mới có giá trị với người đối diện. Điều này không chỉ riêng văn hóa Nhật Bản mà nó còn là điểm chung của văn hóa phương Đông. Nếu dũng cảm, ngay thẳng tạo nên sự mạnh mẽ, công bằng trong khí phách người nam nhi thì chân thành và nhân từ gợi lên sự mềm mại từ sức mạnh của nữ giới. Ngay thẳng quá, mạnh mẽ quá thì có thể làm con người trở nên thô bạo, nhưng nhân hậu quá cũng có thể tạo nên sự nhu nhược; có lẽ vì thế mà đạo giáo võ học trong văn hóa Nhật Bản đã rèn luyện cả hai cho người võ sĩ. Đó còn là khả năng tự kiểm soát mình và coi trọng danh dự. Ý thức sâu sắc về thanh danh mình là một động lực thúc đẩy con người tiến lên và bảo vệ giá trị của bản thân. Võ học đòi hỏi người võ sĩ phải biết kiềm chế cảm xúc và suy nghĩ của mình, không được biểu hiện ra ngoài dù là vui mừng hay giận dỗi. Có thể đó cũng là một nét làm nên sự bí ẩn của con người của con người Nhật, điểm đặc biệt của văn hóa Nhật Bản.
Yếu tố tôn giáo trong văn hóa nhật bản
Trong văn hóa Nhật Bản, tôn giáo đóng vai trò làm động lực quan trọng thúc đẩy sức mạnh bên trong con người. Yếu tố tâm linh không được sử dụng một cách mê tín, mù quáng mà được người Nhật khai thác để phục vụ cho quá trình phát triển con người, có giá trị tinh thần, phục vụ cuộc sống, tạo nên những đặc trưng khác biệt cho văn hóa Nhật Bản. Cái vẻ bí ẩn của người Nhật được bắt nguồn từ ý chí, sự nỗ lực nuôi dưỡng đam mê, theo đuổi mục đích của mình. Và trong hoàn cảnh điều kiện cần thiết sức mạnh nội sinh ấy sẽ bùng lên mạnh mẽ, đốt cháy mọi trở ngại trên đường đi của họ, tỏa ra thành những thành tựu vật chất vĩ đại.
Văn hóa Nhật Bản - Nền văn hóa ít sự pha trộn.
Củng có không ít những ý kiến cho rằng do nước Nhật có một truyền thông phát triển lâu dài, không bị xam lược tính cho tới thời điểm năm 1945 nên rất ít bị pha trộn ép buộc mà thay vào đó là một sự du nhập hợp lý của các luồng văn hóa cũng như tôn giáo vào đất nước này và sau đó chính họ đã tạo nên cái riêng, cái sâu xa trong văn hóa Nhật Bản. Có thể nói văn hóa Nhật Bản là nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc.
Không thể nói một cách đơn thuần rằng văn hóa Nhật Bản hoàn toàn là sự phát triển riêng của nước Nhật, mà ở đây nó là sự kết hợp thông minh, một sự phát triển biến những cái gì tiên tiến hiện đại thành cái của mình và từ đó chuyển hóa nó thành những thành công của riêng họ.
Qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển, tuy chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và phương Tây, nhưng người Nhật cũng đã tạo dựng cho mình một nền văn hóa Nhật Bản đặc trưng với nhiều nét độc đáo riêng. Một Nhật Bản hiện đại đang vươn lên với sức mạnh nội sinh phi thường dù phải gánh chịu bao nhiêu khắc nghiệt từ thiên nhiên. Tìm hiểu văn hóa Nhật Bản để thấy rằng văn hóa Nhật Bản là đại diện tiêu biểu cho một nền văn hóa cân đối, hài hòa, phong phú và phát triển về nhiều mặt. Và đó cũng là lý giải cho sự vươn lên thần kỳ của một Nhật Bản hôm nay.