Nguyên liệu (cho khoảng 2 – 3 người ăn)
Thịt
– 3-4 miếng thịt cốt lết.
– 1 quả trứng.
Rau củ
– 1 củ hành tây.
– Hành lá, gừng.
– 20g củ cải khô.
Khác
– 200g đậu phụ non.
– 20g mộc nhĩ.
– 1 gói súp miso.
– Bột chiên giòn, bột chiên xù.
– 100g bột gạo nếp.
– 80g đậu đỏ.
– Bột đậu nành, bột khoai tây.
Súp nấm Miso rất dễ làm.
Thành phần bữa ăn
Món cơm
Thử biến hóa một chút với món thịt cốt lết chiên tonkatsu của Nhật Bản thành món ăn cơm tối cho cả nhà nhé! Bạn có thể “mượn” công thức gốc và chế biến theo cách đơn giản hơn để bữa cơm vừa ngon lạ, lại không tốn quá nhiều thời gian.
Món súp
Bạn có lẽ đã nghe đến món súp miso trứ danh của Nhật rồi, hãy thử làm mới món ăn này bằng cách thêm nấm vào nguyên liệu xem sao nhé!
Gợi ý tráng miệng
Đậu đỏ là một loại nguyên liệu phổ biến trong chế biến thực phẩm, đặc biệt là các món tráng miệng ở Nhật. Bạn có thể tìm mua những nguyên liệu để làm món bánh trôi đậu đỏ này ở các cửa hàng chuyên bán đồ Nhật, hoặc bạn cũng có thể lấy cảm hứng từ bánh trôi đậu đỏ này mà chế biến ra một món tráng miệng mới cho cả nhà xem sao.
Bạn cũng nên thêm một chút Sake vào bữa ăn cho đậm chất Nhật.
Tráng miệng bằng bánh trôi đậu đỏ là một gợi ý tuyệt vời.
Rượu Nhật Bản (Sake) được chế tạo như thế nào?
Sake nguyên chất, Seishu (tinh tửu), được chế tạo bằng cách cho lên men hỗn hợp gạo, mạch nha và nước. Đầu tiên, rửa sạch gạo để loại bỏ cám. Sau khi để cho gạo hút nước xong thì phơi khô, sau đó hấp lên, sau đó trộn với mạch nha và nước và để lên men trong khoảng 20 ngày. Thành phần thu được sẽ được làm cô đọng lại bằng máy và ta sẽ thu được Sake và Sakekasu. Sake, sau khi để một lát thì sẽ tự phân chia ra làm Seishu và Ori. Seishu sau đó được lọc và được chế biến thêm với hương liệu và gia vị. Được khử trùng bằng nhiệt, Seishu được bảo quản ở nhiệt độ dưới 20 độ C trong 6 tháng. Sau đó nó sẽ lại được điều chỉnh lại trước khi được khử trùng bằng nhiệt thêm một lần nữa. Cuối cùng Seishu được đóng chai và xuất xưởng.